Internal link là gì? Hướng dẫn liên kết nội bộ tối ưu SEO

Internal link là gì? Hướng dẫn liên kết nội bộ tối ưu SEO

Internal Link hay còn gọi bằng thuật ngữ SEO trong tiếng Việt là liên kết nội bộ. Kỹ thuật Internal Link dễ thực hiện nhưng lại mang đến hiệu quả cao trong SEO. SEOer lâu năm đã quen với những kỹ thuật này, tuy nhiên, với những người lần đầu tiên tiếp xúc với thế giới SEO sẽ cần tìm hiểu kỹ về Internal Link là gì? Phân loại Internal Link? Các mô hình SEO Internal Link đạt hiệu quả cao… Tất tần tật về Internal Link sẽ được moa chia sẻ đến các bạn ở nội dung hôm nay!

Internal Link là gì?

Internal link là gì?

Internal Link là hình thức liên kết nội bộ giữa các trang con trong cùng một website. Sử dụng Internal Link đúng cách sẽ giúp điều hướng người dùng đến các nội dung tương tự, các danh mục liên quan để chia sẻ các liên kết có giá trị và giúp cải thiện tìm kiếm, tăng thứ hạng tốt hơn. Đặc biệt đây cũng là cách để giúp khách hàng tìm được các thông tin bổ ích, tối ưu hóa thông tin giúp người dùng thiện cảm hơn với website và ở lại lâu hơn. SEO ở sẽ giúp website giảm được tỷ lệ thoát trang nếu làm tốt kỹ thuật Internal Link.

External Link là gì?

External Link cũng là liên kết website nhưng không phải là liên kết nội bộ mà chúng là những liên kết bên ngoài. Kỹ thuật External Link cũng được chia thành 2 loại là là Inbound LinkOutbound Link. Trong đó:

  • Inbound Link hay còn gọi là Backlink là kỹ thuật xây dựng các liên kết ở một website khác và điều hướng link về website của bạn.
  • Outbound Link là các liên kết trỏ được thực hiện trên website của bạn để điều hướng đến các trang Web khác.

Vì sao cần tạo Internal Link?

Vì sao cần tạo Internal Link?

Internal Link có khả năng tác động và ảnh hưởng đến thứ hạng của SEO

Điều hướng link từ các trang uy tín thì trang web của bạn cũng được hưởng lợi ích từ những trang này nên có thể giúp cải thiện thứ hạng SEO tốt hơn. Khi người dùng truy cập nhiều vào trang có Internal Link thì cơ hội click vào link điều hướng cũng sẽ cao hơn.

Internal Link có thể điều hướng khách truy cập vào trang có tỷ lệ chuyển đổi cao

Website cần Internal Link uy tín để tăng lòng tin của khách hàng. Sự tin tưởng này sẽ giúp khách hàng không quá do dự khi mua hàng và giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.

Liên kết nội bộ thúc đẩy khách hàng truy cập hành động

Có thể xem Internal Link như là một “công cụ nhắc nhở” giúp khách hàng để ý đến các thông tin liên quan để thúc đẩy truy cập vào Internal Link. Khi Internal Link mang đến các thông tin bổ ích và liên quan đến những gì khách hàng đang tìm thì họ sẽ ở lại trang lâu hơn và khám phá nhiều thông tin, dịch vụ, chuyển đổi mua sắm…

Các Lợi ích của một liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

  • Kết nối và tương tác nhiều trang với nhau để tạo thành mạng lưới thông tin hữu ích cho khách hàng.
  • Từ việc liên kết này, Google dễ dàng đánh giá các website mới, tăng thứ hạng cho website để tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.
  • Liên kết nội bộ dễ thực hiện nên không mất quá nhiều thời gian hay tài chính vào lĩnh vực này.

Phân loại Internal Link

Navigational Internal Link là gì?

Navitional internal link là gì

Navigational Internal Link được sử dụng ngay tại Menu chính và có nhiệm vụ tạo nên các liên kết điều hướng để người dùng tìm kiếm những gì mà website muốn người dùng tìm kiếm. Người dùng sẽ nhìn thấy ngay các liên kết này để hành trình tìm kiếm thông tin của khách hàng sẽ dễ dàng hơn.

Contextual Internal Link là gì?

Contextual Links là gì

Contextual Internal Link là những liên kết được thực hiện theo đúng ngữ cảnh (từ khóa, nội dung). Những từ khóa và nội dung liên quan sẽ được bôi đậm và đi link dưới những thông tin đó để thu hút người dùng nhấp vào.

Hướng dẫn tối ưu Website với Internal Link

Hướng dẫn tối ưu Website với Internal Link

Hướng dẫn chi tiết việc tối ưu Website bằng Internal Link

Bước 1: Tiến hành xác định các Landing Page cần tối ưu lên Top.

  • Bạn cần phải nghiên cứu từ khóa chính, từ khóa tiềm năng và lên kế hoạch sản xuất nội dung để phù hợp với key đã chọn.
  • Nên chú trọng đến các từ khóa có khối lượng tìm kiếm cao.

Bước 2: Xây dựng Internal Link cho từ khóa cụm từ khóa

  • Xác định các từ khóa quan trọng có lượt tìm kiếm cao để liên kết link.
  • Các trang liên kết link phải xây dựng nội dung chất lượng, có chiều sâu và có thông tin bổ ích cho khách hàng.

Bước 3: Chọn Anchor Text có liên quan và phù hợp với nội dung của trang cần trỏ Link

  • Anchor Text phải đảm bảo được sự đa dạng, thực hiện một cách tự nhiên.
  • Sử dụng các từ khóa dài có chứa từ khóa chính làm Anchor Text để dễ dàng tăng thứ hạng. Xu hướng tìm từ khóa dài, các câu hỏi của người dùng hiện nay tăng cao.
  • Phải thực hiện liên kết với các nội dung có liên quan và điều hướng một cách tự nhiên nhất.

Bước 4: Xác định mọi quyền hạn trên trang Web của bạn cụ thể, chính xác.

  • Hãy dùng các công cụ phân tích Backlink để xác định các vấn đề liên quan đến trang web và đặt liên kết nội bộ một cách khoa học.

Bước 5: Sử dụng Internal Link để tăng thứ hạng và tối ưu hóa các nội dung mới

  • Việc liên kết các nội dung mới sẽ giúp website bạn đa dạng thông tin hơn và được khách hàng đánh giá cao hơn.
  • Hãy tham khảo các trang Web có thẩm quyền để xác định các cơ hội để tạo liên kết có liên quan giúp Google đánh giá cao hơn về website của bạn.

Nguyên tắc tối ưu Internal Link trong Website là gì?

  • Hãy tưởng tượng khi bạn chơi thân với người có tầm ảnh hưởng, người nổi tiếng chắc chắn sẽ có nhiều người biết đến bạn hơn. Liên kết link cũng vậy, nếu được đặt ở các trang uy tín thì độ tín nhiệm của khách hàng cũng sẽ cao hơn.
  • Số lượng Internal Link và trang trỏ tới trong Website cũng cần đảm bảo chất lượng, nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ bị Google nghi ngờ là bạn đang spam backlink.
  • Những liên kết nội bộ phải trỏ về chính trang của nó để giúp tăng cường Page Authority, tăng tốc thời gian Index cũng như đồng hành cung cấp thông tin đến khách hàng chuyên nghiệp, đa dạng hơn.

Một số mô hình SEO Internal Link hiệu quả

Một số mô hình SEO Internal Link hiệu quả
                                                                                                 Mô hình kim tự tháp
  • Mô hình kim tự tháp đi link từ các trang chủ xuống các trang con, chuyên mục nhỏ hơn và ngược lại.
  • Mô hình bánh xe đi link chia đều ra các trang con của website.
  • Mô hình Silo là các liên kết Internal Link giúp kết nối & biểu thị mối quan hệ giữa các trang hỗ trợ Google Bot thu thập thông tin nhanh chóng.

Cách kiểm tra các Internal Link hiện có của Website

Cách kiểm tra các Internal Link hiện có của Website

Hướng dẫn kiểm tra liên kết nội bộ

Dùng các công cụ kiểm tra link nội bộ của website, chẳng hạn như SEMrush và nhập tên miền Page của bạn vào. Công cụ này sẽ tiến hành cung cấp bao cáo cho SEOer tất cả các thông tin liên quan đến Internal Link hiện có của Website. Chẳng hạn như:

  • Độ sâu thu thập dữ liệu của trang.
  • Các liên kết nội bộ của website
  • Mức độ phân phối liên kết nội bộ.
  • Các vấn đề liên kết nội bộ chưa đảm bảo và cần phải xử lý.
  • Các trang vượt qua hầu hết Link Rank nội bộ.

Các vấn đề thường gặp với Internal Link là những gì?

  • Liên kết hỏng (hiển thị 404). Khi gặp trường hợp này SEOer nên xóa liên kết cũ và thực hiện một liên kết mới.
  • Liên kết không thể thu thập thông tin do định dạng của URL không chính xác. SEOer cần phải định dạng URL phù hợp với nội dung bài viết, từ khóa và đảm bảo sự ngắn gọn, xúc tích hơn.
  • Quá nhiều Internal Link trên trang nên mất đi tính khả dụng đối với người dùng và Google cũng không đánh giá cao. Nên tìm kiếm các liên kết kém chất lượng và xóa bớt.
  • Chuyển hướng theo chuỗi & vòng lặp sẽ khiến UX trở nên nghèo nàn, các công cụ thu thập dữ liệu hoạt động khó khăn hơn.

Kết luận

Những chia sẻ về  Internal Link hy vọng đã giúp ích cho các bạn. Chúc SEOer tiếp cận với kỹ thuật Internal Link nhanh chóng và xây dựng website ngày càng phát triển hơn, tăng thứ hạng nhanh hơn!

You may also like...

Popular Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *