Marketing trong ngành logistics

Marketing trong ngành Logistics

Trong kinh doanh nói chung, trong ngành Logistics nói riêng, chiến lược marketing được xem là chìa khóa để đi đến mọi thành công. Vạch ra một chiến lược marketing tốt sẽ mang lại hiệu quả quảng bá thương hiệu một cách nhanh chóng. Hôm nay Moa Marketing sẽ cùng với mọi người đi tìm hiểu về marketing trong ngành logistics.

Marketing trong ngành Logistics là gì?marketing trong ngành logistics là gì?

Marketing trong ngành Logistics là quá trình lên kế hoạch tập trung vào tiếp thị nhóm khách hàng, một nhóm cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhóm nhận nguyên liệu đầu ra nhằm giúp dịch vụ Logistics  càng được nhiều khách hàng biết đến. Chiến lược marketing hướng đến mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu, tăng độ phủ sóng rộng rãi của thương hiệu, từ đó giúp tăng cao hơn nữa doanh số bán hàng, mở rộng quy mô phát triển rộng rãi, cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ cùng lĩnh vực.

Chiến lược Marketing trong ngành logistics hiệu quảChiến lược marketing trong ngành logistics hiệu quả

Hoạch định một chiến lược marketing ngành Logistics không phải là việc làm một sớm một chiều mà nó đòi hỏi cả quá trình phân tích, đánh giá, lên kế hoạch. Áp dụng những phương pháp marketing dưới đây chính là thượng sách mà bất cứ một công ty dịch vụ Logistics nào cũng cần hướng đến:

 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Khách hàng là yếu tố quyết định lớn đến sự thành bại trong kinh doanh. Chính vì thế, việc xác định khách hàng mục tiêu là chiến lược hàng đầu trong marketing Logistics. Mỗi một công cụ marketing online thường phù hợp với những nhóm khách hàng khác nhau, được thiết kế phù hợp với đặc điểm riêng của từng khách hàng. Bạn cần xác định rõ khách hàng mình hướng đến là khách hàng lẻ hay khách hàng doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch marketing phù hợp với khách hàng tiềm năng. Nếu đã tập trung đến khách hàng doanh nghiệp thì thôi khách hàng lẻ và ngược lại, điều này sẽ giúp phân bổ ngân sách hợp lý cho nhóm đối tượng khách hàng đó, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý hơn.

Đầu tư vào chiến lược Digital marketing (không thể thiếu trong  việc marketing trong ngành logistics hiện đại)

Digital marketing là truyền thông trực tuyến, quảng bá thương hiệu vô cùng hiệu quả đối với mọi doanh nghiệp.  Chiến dịch Digital marketing phổ biến nhất mà nhiều doanh nghiệp vận tải sử dụng và mang đến hiệu quả cao phải kể đến SEO, Google Adwords,…Digital marketing giúp cho doanh nghiệp tồn tại trong tâm trí của khách hàng, thương hiệu của bạn luôn xuất hiện trước mắt khách hàng giúp họ không bị động trong quá trình sử dụng dịch vụ logistics. Hơn nữa các sản phẩm/ dịch vụ vận tải của bạn sẽ có hiệu ứng lan tỏa nhanh, được bán 24/7, tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Theo dõi đối thủ cạnh tranh

Thị trường logistics luôn sôi động với sự cạnh tranh không ngừng nghỉ giữa các đối thủ với nhau. Vì thế, doanh nghiệp của bạn không phải là duy nhất kinh doanh dịch vụ logistics mà có hàng ngàn đối thủ đang lăm le đánh bật bạn. Nếu không khéo léo trong việc thực hiện chiến lược marketing Logistics thì bạn có thể bị tụt hậu hơn so với đối thủ của mình. Cần sát sao theo dõi các kế hoạch, các hành động của đổi thủ để tích lũy thêm kinh nghiệm, tạo được kế hoạch marketing độc đáo, nổi bật hơn. Bạn có thể thường xuyên ghé thăm website hay fanpage của đối thủ; có thể là đăng kí nhận email từ họ để biết hành động của họ đang làm gì,…điều này sẽ giúp khắc phục khuyết điểm và rút ra bài học thành công cho doanh nghiệp của mình.

Xây dựng website chuyên nghiệpxây dựng web phục vụ marketing trong ngành logistics

Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp. Xây dựng một trang web logistics chuyên nghiệp là chiến lược hàng đầu của mọi doanh nghiệp vận tải. Xu hướng mua sắm của khách hàng ngày nay chủ yếu là trực tuyến. Họ sẽ tìm hiểu thông tin thương hiệu, dịch vụ logistics, xem những đánh giá, phản hồi của người khác thông qua nền tảng internet. Do vậy, đầu tư một website tốt có giao diện đẹp, ưa nhìn, nội dung bài bản chính là bước đi thành công đầu tiên của bạn với khách hàng mục tiêu. Trên website, mọi thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, nội dung hữu ích đều được cập nhật liên tục, đăng tải hàng ngày giúp thương hiệu của bạn đến rộng rãi với khách hàng, kiến tạo thương hiệu hiệu quả.

Tập trung thiết kế một trang web chuẩn SEO chính là chiến lược marketing hiệu quả, bền vững trong ngành Logistics, tiết kiệm chi phí đáng kể. Hãy thực hiện marketing thông qua SEO và website của mình để tối ưu website trên công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó cần đảm bảo có một website responsive với những  chia sẻ từ những bài đăng bổ ích về ngành vận tải để tăng độ tin cậy cho thương hiệu của bạn.

Chiến dịch Email Marketing (Email marketing là một phần quan trọng trong chiến lược marketing trong ngành logistics)

Ngoài những chiến lược marketing online trên, doanh nghiệp Logistics còn có thể thành công hơn khi áp dụng chiến dịch Email Marketing. Bạn có thể gửi đến khách hàng email về doanh nghiệp của bạn, về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi định kỳ tung ra theo tuần/ tháng/ năm. Chiến lược này được đánh giá là mang lại hiệu quả cao, khiến khách hàng hài lòng hơn. Ngoài duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua việc gửi thông báo bán hàng, Email Marketing còn giúp doanh nghiệp bạn gửi quảng cáo, gửi tin tức hoặc  kêu gọi hành động.

Tuy nhiên để tránh spam, việc viết email cũng cần cân nhắc thật cẩn thận trong việc đặt tiêu đề hấp dẫn cho từng lá thư sao cho khách hàng của mình cảm thấy được thấy thông tin này vô cùng hữu ích, thú vị. Việc cá nhân hóa email cũng cần cân nhắc kỹ để khách hàng cảm thấy bạn đang dành riêng cho họ. Tốt nhất, bạn nên gửi email đi kèm sách điện tử có liên quan đến công ty của mình,…

Kiến tạo thương hiệu của bạn

Một trong những chiến lược marketing ngành Logistics cũng không kém phần quan trọng là việc kiến tạo thương hiệu. Khách hàng đứng trước vô vàn sự lựa chọn trong hàng ngàn, hàng vạn những danh sách kinh doanh dịch vụ vận tải. Nếu muốn khách hàng chọn mình, bạn cần phải kiến tạo được sự độc đáo, ấn tượng để thuyết phục khách hàng, kết nối nhóm khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp. Muốn được như vậy, thương hiệu của bạn phải thực sự khác biệt, bộ mặt thiện cảm, dễ dàng nhận biết, dễ nhớ. Hãy tập trung xây dựng thương hiệu với các yếu tố cốt lõi như thiết kế logo, phông chữ, chọn màu sắc, chọn slogan, hay thiết lập cá tính doanh nghiệp thông qua từng nội dung trên nền tảng trực tuyến. Đặc biệt, hình ảnh thương hiệu phải nhất quán, không rối rắm để khách hàng dễ phân biệt với doanh nghiệp khác, dễ nhớ. 

Kết luận

Sự thành bại của một doanh nghiệp hội tụ cả yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó chiến lược marketing trong ngành Logistics được xem là kim chỉ nam cho mọi hành động. Áp dụng những phương pháp marketing đúng đắn sẽ mở ra một chân trời mới với những thành quả ngoài mong đợi. Trước khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích kỹ yếu tố thị trường, đối thủ, đặc tính dịch vụ,…để có định hướng phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình.


có thể bạn sẽ quan tâm :

Digital Marketing 0đ- Cơ Hội Không Dành Cho Tất Cả

You may also like...

Popular Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *